Những vấn đề về Bánh đúc có... xương
Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây
Con ghét dì, ghét từ khi mẹ con vừa bỏ đi, chưa được bao lâu thì ba đã đưa dì về.
Dì chạy vội ra cổng, quàng chiếc khăn len vào cổ
con, dặn dò: “Trời lạnh lắm, con đeo cả bao tay vào cho ấm”. Con cầm cặp
quay phắt mặt đi, chẳng hề nói năng. Con ghét dì, ghét từ khi mẹ con
vừa bỏ đi chưa được bao lâu thì ba đưa dì về. Ghét dì, con ghét luôn cả
bé út, đứa con chung của ba và dì.
Còn ba, con vừa sợ, vừa hờn trách. Ba đi làm xa nhà
gần trăm cây số, cả mấy tháng mới về nhà. Ba đâu để ý đến việc con sống
thế nào khi ở nhà với người không phải mẹ mình. Từ khi đi thêm bước
nữa, mấy năm mẹ mới về thăm con một lần rồi vội vàng đi ngay, mẹ mua
nhiều quà cho con nhưng mẹ đâu biết điều con cần nhất là tình thương của
mẹ.
Là đứa trẻ sớm thiếu thốn tình cảm, con chán đời đi
theo lũ bạn xấu, thường xuyên nghịch phá. Con để mặc dì vừa lo lắng
chuyện cơm nước, vừa chăm bé út. Dì bản tính nhu mì, là giáo viên của
một trường tiểu học, biết con cúp học, dì buồn nhưng chưa một lần đánh
mắng con.
Người ta bảo “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì
ghẻ mà thương con chồng”, vì thế, con chưa một lần kính trọng hay thương
yêu dì, và dì cũng chẳng thể thay thế được mẹ của con. Đã học lớp 8,
nhưng bao đêm con vẫn khóc gọi mẹ, lúc ấy dì ở phòng bên chạy sang nắm
lấy tay con “mẹ đây!”.
Giận ba, con tỏ ra bất kính với dì nhiều lần, ngày dì
đi vắng, con nghe bạn rủ rê đem tivi và xe máy đi bán. Dì bắt gặp vẫn
nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Con à, nhà mình chỉ có chừng ấy đồ đạc đáng giá,
con bán đi rồi mẹ biết làm sao ăn nói với ba con, nghe lời mẹ…”, chưa để
dì nói hết lời, con đã hét: “Bà im đi”. Dì can ngăn, con hất tay dì ra:
“Bà không phải là mẹ của tôi, bà có quyền gì mà ngăn cấm tôi”.
Nghe những lời ấy phát ra từ miệng con, dì quỵ xuống,
đó là lần đầu tiên con thấy dì khóc. Rồi dì ngất lịm trước cổng, con
luống cuống dìu dì vào nhà. Đúng lúc ấy ba về, con đã bị một trận nhừ
đòn, dì xin ba đừng đánh con, là do dì đã không chăm sóc con chu đáo.
Giữa trưa, dì đạp xe hơn hai cây số tới nhà thuốc mua
thuốc về xức cho con. Vừa nhẹ nhàng xoa dì vừa thủ thỉ: “Con có đau lắm
không?”. Nước mắt con cứ thế trào ra, ấy là lần đầu tiên con cảm nhận
được tình thương nơi dì. Dì gầy guộc, xao xác vì những lo toan, nhọc
nhằn cho ba, cho con, và cả em út.
Nửa đêm, con giật mình tỉnh dậy nhìn thấy dì ngồi tựa vào ghế trông con, con đã khóc vì ân hận.
Theo PNO
Mời các bạn tham gia thảo luận về chủ đề "Bánh đúc có... xương " trên Diễn Đàn

0 nhận xét to "Bánh đúc có... xương"