Những vấn đề về Kích thích phát triển của bé yêu trong năm đầu
Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây
Bé yêu khó nuôi nhất trong những năm đầu khi bé phát triển hoàn toàn nhờ vào sự chăm sóc của bạn. Hiểu được sự phát triển của bé trong năm đầu, bạn sẽ biết cách chăm sóc và kích thích sự phát triển đó một cách tối đa.
3 tháng đầu tiên: Cười tủm tỉm
Trong tháng đầu tiên, nếu thường xuyên quan sát, bạn có thể thấy bé nhấc được đầu của mình nhưng chỉ được một chút thôi, bé cũng có thể quay đầu từ bên này sang bên kia, tay bé cử động và có thể đưa tay lên mặt.
Bé thích nhìn những khuôn mặt của mọi người hơn là những hình thù khác, có ấn tượng với những cử động mạnh, có thể nhìn xa được khoảng vài mét, quay mặt lại nếu nghe thấy được giọng nói quen thuộc và thường chớp mắt nếu quá sáng.
Trong tháng thứ hai, bé yêu có thể cười và nhìn theo vật gì đó nếu bạn đưa đi đưa lại trước mặt bé. Bé cùng tạo ra những tiếng ồn đáng yêu như ah, ooh, uh… Sang tháng thứ 3 thì bé phát triển những âm thanh này rất nhiều. Bé có thể nâng đầu, ưỡn ngực và bụng, đầu có thể nâng lên khoảng 45º, đạp và giơ chân, mở nắm tay, đẩy chân nếu bé nằm trên mặt phẳng rắn, gây khó chịu, có thể sờ nắm đồ vật. Bé cũng thích túm lấy đồ chơi, bị thu hút bởi những vật di chuyển, những âm thanh gây ấn tượng mạnh, nhận ra được những người và vật quen thuộc, cười tủm tỉm, sự phối hợp mắt và tay, giữ đầu theo ý thích.
3 tháng đầu bé làm được rất nhiều việc phải không bạn?
4-6 tháng tiếp theo: Nhận được lạ-quen
Phần lớn các bé yêu đã nâng đầu được 90º. Bé có thể đỡ được sức nặng của hai chân và thường xuyên cười to nếu như bạn nói chuyện à, ơ với bé. Một số những mốc phát triển khác như bé thích với đồ vật, chú ý tới đồ vật và thích thú với những gì xoay tròn. Trong tháng 5, bé dễ dàng nhận ra được tên của mình nếu như bạn gọi, tạo ra nhiều âm thanh mới, cầm được vật và chuyển từ tay này sang tay khác. Nhận được người quen và sẽ khóc nếu gặp người lạ. Đến tháng thứ 6, bé yêu có thể giữ đầu ở vị trí bé ngồi, bé có thể ngồi được trong thời gian ngắn, lẫy được theo cả hai chiều, nhận ra được âm thanh và biểu lộ cảm xúc ra khuôn mặt, đòi đồ chơi. Bé bắt đầu bò, nhặt những vật xung quanh bằng ngón tay. Có thể bập bẹ vài tiếng. Điều đáng lo lắng ở giai đoạn này là bé đã nhận biết được lạ-quen nên bạn chăm bé hơi vất vả một chút.
7-9 tháng: Bé học cách tạm biệt
Vào tháng thứ 7, phần lớn các bé yêu có thể ngồi mà không cần dựa. Tạo ra những âm thanh dễ thương, bắt chước âm thanh và chơi trò chơi. Bé có thể tự ăn do nhặt nhạnh bằng tay. Một số bé bắt đầu bò và có xu hướng nhấp nhổm đứng lên nếu bạn đưa cho bé đồ chơi ở trên cao. Bé thích chơi trò bịt mắt và có thể phân biệt được cảm xúc của những người đang nói chuyện với bé. Bé cũng có thể đứng nếu như bạn giữ tay bé hoặc bé vịn vào thành giường, thành cũi. Bé bắt đầu học cách tạm biệt, vỗ tay. Bé cũng bập bẹ được những từ gần như mẹ, bà…
Đến tháng thứ 9, bé có thể đứng lên nếu như có sự hỗ trợ của bạn và tìm kiếm những vật mà bé đánh rơi. Bé có thể kết hợp những âm tiết để tạo ra những âm thanh khác nhau. Lúc này, bé biết dùng ngón tay cái và các ngón khác nhặt đồ vật. Bé có thể chập chững đi nếu vịn vào các đồ đạc trong nhà, đứng một mình trong thời gian ngắn. Đôi khi bé thích tới gương và nhận ra mình trong đó. Bé vẫy tay tạm biệt, biết tìm những vật mình đánh rơi và hiểu những mệnh lệnh ngắn của mẹ. Bé cũng có thể uống nước từ cốc mà không cần mẹ giúp đỡ nữa.
Để bé phát triển một cách tốt nhất
10-12 tháng: Biết lắc đầu khi không thích
Trong tháng thứ 10, phần lớn các bé sẽ đứng được và chậm chững đi nếu được bạn giữ đằng sau. Bé bò rất nhanh và các ngón tay có thể nhặt nhạnh mọi thứ. Bé hiểu những mệnh lệnh của mẹ rõ ràng hơn. Nhận ra tên của mình và phản ứng khi ai đó gọi tên. Mỗi bé có cách biểu hiện những cái bé cần khác nhau nhưng phần lớn là qua tiếng khóc.
Đến tháng 11, bé có thể đứng một mình lâu hơn. Bé tự uống nước mà không cần mẹ giữ nữa. Bé có thể tự đặt đồ chơi vào hộp. Bé nhận ra được mama và papa – bố mẹ thân yêu của bé. Bé vẫy tay tạm biệt, vỗ tay, đứng một mình trong thời gian dài hơn, uống nước một mình, bắt chước người khác và hiểu những hướng dẫn đơn giản của mẹ, bập bẹ những từ mà chỉ có bé mới hiểu.
Đến tháng thứ 12, bé có thể bò nhanh, đi được mà không cần giúp đỡ. Bé có cảm giác sợ với những cái gì lạ lẫm. Bé có thể lắc đầu để biểu hiện những gì bé không thích. Một vài bé có thể biểu hiện năng khiếu của mình bằng cách cầm được bút chì màu hoặc nói được 3-4 từ đơn.
Cha mẹ làm gì trong năm đầu tiên của cuộc đời bé
Sự phát triển của bé dựa trên nhiều thứ khác nhau nhưng cần nhất là tình yêu và sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Những hoạt động thể chất như chơi đùa giúp bé phát triển các cơ vận động, sự linh hoạt. Chơi cùng với đồ chơi kích thích bé các khả năng của thể chất và trí tuệ.
Cho bé tham gia vào các nhóm cộng đồng giúp bé phát triển kĩ năng xã hội và không mắc những chứng bệnh như tự kỉ chẳng hạn.
Đồ chơi cũng là một phần không thể thiếu thể hiện sự quan tâm của bạn tới sự phát triển của bé. Hơn thế nữa, bạn cần chú ý tới dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển một cách toàn diện và tối ưu.
Xem thêm Ảnh và video clip tại đây
0 nhận xét to "Kích thích phát triển của bé yêu trong năm đầu"