Những vấn đề về Nhìn từ bệnh viện: Lại chuyện mật cá
Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây
Trung tâm Chống
độc Bệnh viện Bạch Mai lại vừa tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc do
mật cá, nâng tổng số người cấp cứu vì mật cá lên đến 31 trong đó hai ca
tử vong trong năm năm lại đây, theo TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm.
Theo TS Duệ, thường sau khi uống
mật cá từ 15 phút đến 3 giờ, nạn nhân thấy đau bụng, buồn nôn, nôn,
tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít, chân phù, co
giật. Nguyên nhân là do trong mật cá có chất Alcool gây xuất huyết, tổn
thương nội tạng, nhất là ống thận. Mật cá trắm đen, cá trắm trắng, cá
chép, trôi, anh vũ đều gây suy thận cấp, nhưng nặng nhất vẫn là mật cá
trắm.
Đặc biệt, người bị ngộ độc nặng mắc
bệnh gan thận từ trước hoặc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử
vong trong tuần đầu vì phù phổi cấp, phù não.
Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng -
nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết, trong đông y có rất
nhiều loại mật cá độc và không độc được dùng như một vị thuốc chữa
bệnh. Mật cá trắm được xếp vào loại độc hại nguy hiểm nhưng lại không
có tác dụng chữa bệnh nên tuyệt đối không được dùng.
Trong các bài thuốc đông y, mật động
vật dùng làm thuốc thường được bào chế thành dạng viên, chỉ được sử
dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thái Hà
Theo Tiền Phong
Xem thêm Ảnh và video clip tại đây
0 nhận xét to "Nhìn từ bệnh viện: Lại chuyện mật cá"