.

Quy hoach thu do ha noi

Home » , , » Khi nào coi mẹ chồng như mẹ đẻ

Khi nào coi mẹ chồng như mẹ đẻ

Những vấn đề về Khi nào coi mẹ chồng như mẹ đẻ

Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây

Khi nào thì nên coi mẹ chồng như mẹ đẻ và khi nào thì không nên coi bà như là mẹ đẻ? Câu trả lời là...
Nhà em có hai anh em. Anh trai em đã lập gia đình và cả hai vợ chồng anh đang sống cùng với gia đình em.
Anh ấy là người ngoan, hiền, học giỏi, lại là con trai duy nhất trong nhà nên mẹ em rất yêu anh. Mẹ em luôn lo lắng, quan tâm cho anh hơn em. Khi còn bé, em cũng nhiều lần ghen tị và khó chịu với anh vì điều đó. Nhưng sau này lớn lên, em không còn ghen tị với anh nữa mà yêu quý anh hơn. Có lẽ khi lớn, người ta biết suy nghĩ hơn thì phải.
 
Có những trường hợp cần coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình để tận tâm, tận tụy nhưng cũng có những lúc cần coi đó là một vị khách để cư xử cho phải phép.
 
Nhưng điều em muốn nói ở đây là chứng kiến tình cảm và những điều mẹ làm cho anh, em thấu hiểu được rằng đối với người mẹ, cậu con trai có ý nghĩa thế nào.
Khi anh lấy vợ, hồi chị ấy mới về ở cùng với gia đình em, thỉnh thoảng giữa chị dâu và mẹ em có những điều không vừa lòng về nhau và xảy ra xích mích  (hiện giờ cả hai đã hòa thuận). Anh em khi ấy đã bênh vợ và em biết mẹ rất buồn.
Các chị hãy thử đặt vào vị trí của mẹ chồng xem, khi đứa con trai mà mình hết lòng yêu thương và sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì nó giờ nó lại yêu một cô gái xa lạ hơn mình và bênh cô ấy hơn mình, các chị có thấy buồn và tủi thân không?
Nếu là em, em sẽ cảm thấy rất đau lòng khi đứa con mà mình mà đã vất vả nuôi nấng giờ lại yêu thương một người không ưa mẹ nó. Và mẹ em cũng đã có tâm trạng như thế.
Mẹ nào mà chẳng yêu con và các chị cũng vậy thôi. Khi có con, các chị cũng dành hết tình thương cho chúng. Với nhiều chị, con cái thậm chí còn là tất cả. Nếu sau này chúng lấy vợ, những lúc mình có mâu thuẫn với con dâu mà được con trai bênh, các chị cũng sẽ thấy bõ công mình đã hy sinh và nuôi con khôn lớn chứ, đúng vậy không?
Vì thế, dù chưa đi lấy chồng nhưng em nghĩ sau này dù có xảy ra xích mích gì với mẹ chồng, em cũng sẽ học cách chịu nhẫn nhịn một chút. Em nghĩ các chị cũng nên làm như vậy. Nhịn mẹ chồng, sống hòa thuận với bà cũng là vì chồng vì con nữa. Mình yêu chồng thì cũng nên học cách yêu cả những thứ thuộc về chồng, mà mẹ chồng lại là một người rất quan trọng với chồng. Hơn nữa, xác định tư tưởng nhẫn nhịn và nghĩ thoáng như thế sẽ giúp mình sống  thoải mái và đỡ đau đầu hơn.
Các chị cứ sống tốt với mẹ chồng, hết lòng vì mẹ chồng thì dù không ưa mình bà cũng phải xem xét lại vì sự biết điều và nhẫn nhịn đó rồi dần dần có lẽ sẽ yêu mến mình hơn. Còn những mẹ chồng quá tai quái thì các chị có thể nhờ chồng can thiệp hoặc tự mình khéo léo để trò chuyện, tâm tình với mẹ để tìm ra cách giải quyết chứ không nên "ăn miếng trả miếng" rồi có thái độ thù địch.
 
Người ta đã có câu: "Mẹ chồng già, mẹ chồng chết/ Con dâu có nết, con dâu hưởng". Mình cứ tốt thì để phúc lại cho con cháu. Cứ nghĩ thế và làm thế thì sẽ thấy thoải mái hơn. Mẹ chồng cũng chẳng sống với mình mấy nữa. Chẳng nên tranh chấp với mẹ làm gì.
Cứ coi những khó khăn khi sống với mẹ chồng là những trải nghiệm giúp các chị thông cảm hơn cho con dâu sau này và rút kinh nghiệm để không làm con dâu phải đau đầu. Con dâu có hạnh phúc thì con trai mình mới hạnh phúc mà.
Còn nếu đã cố mà không chịu được mẹ chồng thì đành ra ở riêng vậy. "Xa thương gần thường", có thể khi ở riêng các chị và mẹ chồng sẽ yêu quý nhau hơn và tách cha mẹ ra, vợ chồng cũng tự lập hơn.
Em thì chưa lập gia đình nhưng em cũng xin góp ý vài điều, hy vọng sẽ giúp mối quan hệ giữa các chị và mẹ chồng tốt đẹp: Đó là các chị hãy coi mẹ chồng như mẹ đẻ mà lại không như mẹ đẻ, nghĩa là có những trường hợp cần coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình để tận tâm, tận tụy nhưng cũng có những lúc cần coi đó là một vị khách để cư xử cho phải phép. Chẳng hạn:
- Khi làm điều gì đó cho bà, hãy nghĩ đó là mẹ đẻ để làm cho chu đáo. Chẳng hạn như lúc bà ốm đau, mệt mỏi, hãy coi đó như mẹ mình để chăm bà tận tâm hơn.

- Những lúc bà có làm gì sai với mình, hãy nghĩ đó là mẹ đẻ để cảm thấy thoải mái và dễ bỏ qua hơn.

- Nhưng bên cạnh đó, cũng phải nhớ rằng dù thế nào bà cũng là mẹ chồng. Vì thế các chị cũng nên tránh có những câu nói và hành động, cử chỉ quá thân mật, suồng sã như với mẹ đẻ.
 
Với mẹ đẻ, khi không hài lòng cái gì, các chị có thể thể hiện sự cáu giận và nói những câu không lọt tai rồi mẹ đẻ cũng cho qua nhưng với mẹ chồng thì không nên thế. Những lúc này hãy coi mẹ chồng như là khách, hãy tôn trọng bà và giữ thái độ lễ độ. Hãy thật thận trọng trong lời nói và hành động.
 
Dù các chị có thân thiết với mẹ chồng đến đâu cũng phải giữ khoảng cách nhất định với bà. Không phải cái gì cũng có thể nói với bà và nhớ phải luôn giữ lễ coi như đó là vị khách già.
 
Em nghĩ thay vì kêu ca, phàn nàn về mẹ chồng, các chị hãy thử làm những gì có thể để cải thiện mối quan hệ đó xem nhé. Khi mình đã cố gắng thì không có gì là không thể cả.
Trước khi kết thúc bài viết, em xin gửi tặng các chị bài thơ "Mẹ của Anh" của Xuân Quỳnh. Các chị hãy đọc để mà học tập nhé:
Mẹ của Anh
Phải đâu mẹ của riêng anh 
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi 
Mẹ tuy không đẻ không nuôi 
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong

Ngày xưa má mẹ cũng hồng 
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau 
Bây giờ tóc mẹ trắng phau 
Để cho mái tóc trên đầu anh đen

Đâu con dốc nắng đường quen 
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần 
Thương anh thương cả bước chân 
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao

Lời ru mẹ hát thuở nào 
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh 
Nào là hoa bưởi hoa chanh 
Nào câu quan họ mái đình cây đa

Xin đừng bắt chước câu ca 
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau 
Mẹ không ghét bỏ em đâu 
Yêu anh em đã là dâu trong nhà

Em xin hát tiếp lời ca 
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn 
Hát tình yêu của chúng mình 
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng

Giữa ngàn hoa cỏ núi sông 
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ 
Chắc chiu từ những ngày xưa 
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.
Xem thêm Ảnh và video clip tại đây

Mời các bạn tham gia thảo luận về chủ đề "Khi nào coi mẹ chồng như mẹ đẻ " trên Diễn Đàn

Chia sẻ link qua Facebook Gửi bài viết này cho bạn bè

0 nhận xét to "Khi nào coi mẹ chồng như mẹ đẻ"

Leave a comment