.

Quy hoach thu do ha noi

Home » , , » Nghi thức lễ ăn hỏi

Nghi thức lễ ăn hỏi

Những vấn đề về Nghi thức lễ ăn hỏi

Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây

Khi bạn quyết định tiến đến hôn nhân và được hai gai đình cho phép tổ chức đám cưới thì biết bao lo lắng, lẫn những cảm xúc hồi hộp sẽ ùa đến. Trong giai đoạn chuẩn bị, bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chẩn bị đám cưới của mình.
Là một người đã từng trải qua những khó khăn trên, mình xin chia sẻ với các bạn những công việc cần chuẩn bị cho lễ cưới của mình, nhất là các cách thức tổ chức đám hỏi (nếu như trong gia đình không có ai rành về vệc này). Các bạn tham khảo thử xem nhé:

Chuẩn bị đồ lễ:

1. Đôi đèn cưới cho chú rể cầm.
2.Bộ khay trầu rượu có bình rượu, hai cái chum nhỏ, 1 cái hộp bằng thau hình tròn để đựng đôi hoa tai và 1 cái hộp hình vuông để 4 miếng trầu têm sẵn dành cho rể phụ, ngân lượng.
3.- Mâm trầu cau dán song hỷ
4.- Mâm đựng cặp rượu, trà.
5.- Mâm trà hộp nhỏ.
6.- Mâm đựng vải, áo dài cưới.
7.- Mâm bánh phu thê.
8.- Mâm ngũ quả
9.- Heo quay


Tất cả lễ vật được đặt trước bàn thờ ông bà.
(tùy theo sự thống nhất của hai gia đình, và tục lệ địa phương mà đồ lễ có thể gia giảm và thay đổi)

2. Khởi hành:

Người chủ hôn và ba mẹ kiểm tra lại đồ lễ, rồi phủ khăn đỏ. Sau đó, trao cặp đèn cho chú rể, khay rượu cho phụ rể, và trao các mâm còn lại theo đúng thứ tự cho đội bưng mâm quả. (Chú rể bưng bộ khay hộp có đựng đôi đèn cưới, thường tay trái đỡ dưới đáy bộ khay và tay mặt đặt bên trên đôi đèn để giữ cho khỏi bị rớt, tim đèn được tẩm dầu hôi trước để khi đốt sẽ cháy sáng liền).

Đoàn đi ăn hỏi đứng trước nhà chụp hình.

3. Tới nhà gái:

1. Rót rượu từ ngoài vào đầy bình rượu trong khay trầu rượu của phụ rể
2. Chủ hôn cùng với phụ rể bưng khay trầu rượu vô trước để trình với nhà gái. Phụ rể rót hai chum rượu từ trong bình ra, để Chủ hôn trình với nhà gái xin phép được vào làm lễ hỏi.
3. Nhà gái ra cổng để mời nhà trai mang các mâm lễ vật vào và đặt trước bàn thờ ông bà. Sau khi hai bên sui gia đã chào hỏi xong thì bắt đầu tiến hành lễ hỏi.
4. Cha mẹ vợ giới thiệu từng người trong gia tộc.
5. Cha mẹ chồng giới thiệu từng người trong gia tộc.


Cô dâu ra chào lưỡng tộc

6. Chủ hôn trình bày lễ vật của nhà trai đem sang.

1. Nhóm thứ nhất: Phần lễ vật cúng ông bà: Đôi đèn cưới, Cặp rượu, trà. Mâm trầu cau, mâm ngũ quả.(Xong phần 1, chủ hôn có thể ngưng một chút để nhà gái có ý kiến, hoặc xin trình bày luôn phần lễ vật tiếp theo).

2. Nhóm thứ hai: (Nhóm lễ kim ngân): đôi bông tai cho cô dâu, mâm vải cho cô dâu may đồ khi về nhà chồng, tiền lễ để góp phần phụ tiếp nhà gái trong việc đãi đằng bà con hai họ trong ngày cưới. (Tiền lễ do hai gia đình thỏa thuận, nếu nhà gái không yêu cầu thì nhà trai cũng nên có tượng trưng cho vun tròn)

3. Mâm trà hộp nhỏ, mâm bánh phu thê, heo quay.


Xong phần nhà trai trình lễ, đại diện họ nhà gái
có nhiệm vụ trình bày lại với bà con nội, ngoại hiện diện


7. Trình lễ lên đèn:

Rể đốt đôi đèn chậm rãi, cẩn thận, tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn cháy bằng nhau. (Nếu cây nào cháy còn yếu, nghiêng tim xuống cho ngọn lửa cháy đều. Bình tĩnh đợi khi cháy đều mới bắt đầu).

Cây đèn rồng cầm ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái. Rể cầm đôi đèn bằng hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình. Rể quay mặt ra ngoài (2 tay vẫn vòng cung cầm đèn) để khấn vái, xá 4 xá rồi trao cho 2 chủ hôn bên nam và bên nữ cắm lên bàn thờ. Rể lạy trước bàn thờ ông bà 4 lạy.

8. Trao nữ trang cho cô dâu.

9. Trình báo ngày giờ tổ chức lễ cưới
Xem thêm Ảnh và video clip tại đây

Mời các bạn tham gia thảo luận về chủ đề "Nghi thức lễ ăn hỏi " trên Diễn Đàn

Chia sẻ link qua Facebook Gửi bài viết này cho bạn bè

0 nhận xét to "Nghi thức lễ ăn hỏi"

Leave a comment