.

Quy hoach thu do ha noi

Home » , » "Dế" gây vô sinh?

"Dế" gây vô sinh?

Những vấn đề về "Dế" gây vô sinh?

Xem thêm Ảnh và video clip về tại đây

Bác sĩ ơi, em nghe nói sóng điện thoại có ảnh hưởng tới não và cơ quan sinh dục của động vật thí nghiệm nhưng chưa chứng minh được là có ảnh hưởng đến người hay không.
"Dế" di động thì em xài hạn chế nhưng em thắc mắc, không biết điện thoại cố định có dây và không dây có phát ra sóng như điện thoại di động (ĐTDĐ) không, có ảnh hưởng gì không? matngoc...@gmail.com
ĐTDĐ sử dụng sóng điện từ để chuyển tải giọng nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh... nên có mang năng lượng và có tác động lên cơ thể người. Các bạn trẻ tình tính tang thường nghe ĐT trong nhà tắm hay một góc nào kín đáo vì sợ người lớn phát hiện. Chính ở chỗ kín đáo lại càng làm cho máy phải tăng công suất và sóng điện từ phát ra mạnh hơn, tác động vào thần kinh thính giác nhiều, về lâu dài sẽ làm tổn thương  mỗi ngày một chút chứ không ngay tức khắc.
Theo các chuyên gia y học, những người có vấn đề về tim thì tốt nhất là không nên để ĐTDĐ ở trước ngực. Nếu thường xuyên giắt ĐTDĐ ở cạnh sườn hoặc trước bụng  thì sóng điện từ sẽ làm suy yếu "tinh binh". Một số bạn có thói quen khi sử dụng ĐTDĐ thường đi đi lại lại, nói trong sân trường trông rất oách và "bận rộn" mà không biết, khi đó, sẽ khiến cho tín hiệu nhận được mạnh - yếu khác nhau (tín hiệu vô tuyến phụ thuộc vào vị trí của máy thu). Vì vậy, sẽ dẫn đến việc, có thể trong một khoảng thời gian nào đó, công suất tia phát xạ sẽ tăng mạnh, không có lợi cho sức khỏe. Cũng giống vậy, nếu bạn ngồi trên xe bus hay xe hơi mà nói chuyện bằng "dế" . Nếu chạy xe gắn máy mà "a lô” thì các nhà khoa học đã thống kê thấy rằng, sự tập trung giảm tới 37%, rất dễ gây tai nạn.
Bạn nào mê "dế" cũng nên biết thêm điều này: vỏ của chiếc "a lô” làm bằng kim loại, chủ yếu là niken, rất dễ gây dị ứng da. Có bạn cứ uống thuốc chống dị ứng mà không biết thủ phạm lại là chú "dế". Vậy dùng điện thoại cố định có tốt hơn không? Chắc chắn là  hạn chế được nhiều rủi ro nếu đó là cố định có dây. Sóng điện từ không mạnh như "dế" di động, lại ổn định. Tuy nhiên, bạn phải lau chùi thường xuyên ống nghe vì mỗi người góp phần "thổi" vào đó biết bao nhiêu vi khuẩn. Điện thoại cố định không dây thì chập chờn, lúc rõ, lúc không, nhưng cũng còn đỡ hơn là "dế", bởi không có chuyện công suất phát xạ tăng theo độ chập chờn. Tuy nhiên, mức độ nhiễm khuẩn cũng tương đương với loại cố định có dây. Vì thế, các bạn trẻ đừng lạm dụng "dế" để nghe nhạc, "nấu cháo" hàng giờ liền.
Theo BS Lê Thúy Tươi/PNO Xem thêm Ảnh và video clip tại đây

Mời các bạn tham gia thảo luận về chủ đề ""Dế" gây vô sinh? " trên Diễn Đàn

Chia sẻ link qua Facebook Gửi bài viết này cho bạn bè

0 nhận xét to ""Dế" gây vô sinh?"

Leave a comment